Sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su

Sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su

Sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su như thế nào?
“Etylen” là một hormone thực vật có trong cao su. Nó đóng vai trò phát triển bộ rễ, tham gia vào sự vận hành tuyến mủ. Nó kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp cho mủ chảy dai hơn.

Dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã sáng tạo ra nhiều cách bổ sung etylen vào thân cây. Trong đó cách phổ biến nhất là dùng thuốc bôi miệng cạo Ethephon. Ethephon ngấm vào cây sẽ giải phóng ra etylen.

Tuy nhiên cách bôi miệng cạo bằng ethephon có nhiều hạn chế như: tạo ra axit và các chất gây ảnh hưởng cây. Khiến cây dễ bị bênh thối miệng, thoái hóa tuyến mủ khi gặp mưa hay ẩm ướt.

Giới thiệu phương pháp sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su

Bơm trực tiếp khí Etylen vào thân cây sẽ làm chậm quá trình đông mủ, giúp mủ ra nhiều hơn. Phương pháp này sử dụng bộ áp khí đưa khí ethylene 99.95% vào để kích thích cây. Kết hợp với phương pháp khoan lấy mủ, dùng ống nhựa đường kính lỗ từ 2- 6mm giúp mủ chảy trong thời gian dài. Đây là phương pháp cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay. Kể cả cạo truyền thống. Và không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su.

Bơm định lượng được sử dụng để tùy chỉnh lượng khí phù hợp được bơm vào cây. Bằng cách này dễ dàng điều khiển lượng mủ lấy ra. Như vậy lượng mủ thu được ổn định mà không vượt quá sức tạo mủ của cây.

Lợi ích của việc sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su

Phương pháp sử dụng khí Etylen được giới thiệu trong ngành công nghiệp cao su từ đầu những năm 1990. Và được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Áp dụng phương pháp này mủ chảy ra rất chậm trong thời gian dài. Hơn nữa có thể điều chỉnh dừng chảy. Nhờ vậy cây không bị ảnh hưởng mà còn phát triển tốt hơn. Cây không bị mất da, và cho gỗ tốt sau này. Cây chậm rụng lá hơn so với cạo truyền thống, ra lá nhanh hơn. Kéo dài thời gian khai thác hơn 40 năm. Năng suất tăng gấp 2-3 lần.

Nhờ thời gian lấy mủ dài, người nông dân có thể khoan, chọt  hay cạo miệng vào buổi chiều hay sáng sớm. Và sáng hay trưa đi trút mủ không cần làm vào ban đêm. Đặc biệt phương pháp này có thể lấy mủ lâu dài trên cây khô miệng. Và phục hồi năng suất mủ trên vườn cây sản lượng kém do mủ đông nhanh.

Nguyên lý và Phương pháp sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su:

Nguyên lý chính của phương pháp này là hấp thụ khí Etylen vào cây thông qua ống tiêm cắm vào lớp da cây.

Sau đó có thể kết hợp nhiều phương pháp lấy mủ như: khoan lỗ lấy mủ từ ống nhựa theo nhịp độ 1 ngày lấy 2 ngày nghỉ. Hoặc theo cách cạo truyền thống với vết cạo nhỏ từ 5cm đến 10cm. Sau khi tiêm khí, cây sẽ cho mủ liên tục, cho mủ số lượng lớn, giúp giảm công đi thu mủ.

Quá trình phát triển của việc sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su:

Trong quá trình khai thác mủ cao su, dựa vào kinh nghiệm con người đã có những bước tiến trong việc cải thiện chất lượng và số lượng mủ, theo thời gian:

– Năm 1912:  Camerun phát hiện ra hỗn hợp dưa chuột và đất sét giúp tăng sản lượng cao su.

– Năm 1951:  Tixier phát hiện ra vàng hoặc CuSO4 chôn cạnh gốc, làm tăng sản lượng cao su trong 3 tháng.  Và GW Chapman thấy rằng dầu cọ pha trộn 2,4-D quét miệng sẽ làm tăng sản lượng mủ.  

– Năm 1961: Người ta nhận thấy rằng Ethylene Oxide giúp gia tăng lượng mủ.

– Năm 1964:  Một nhà khoa học Nga đã tạo được Ethephon từ Ethane, và nó có thể làm tăng lượng mủ. 

– Năm 1965: Công ty Union Carbide  Sản xuất Ethephon với mục đích thương mại, còn gọi là Ethrel. 

– Năm 1968:  Bonner thử nghiệm lớp phủ nhựa. Với sự có mặt của khí ethylene, sản lượng mủ đã tăng đáng kể. 

– 1994: Các phương pháp bơm trực tiếp khí Ethylen vào cây đã được thử nghiệm ở nhiều nơi.

– Từ năm 2000: Được áp dụng, thí điểm nhiều ở Malaysia. Tại Thái Lan từ năm 2012 và ứng dụng rộng rãi cho đến nay.

Tình hình sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su ở Việt Nam

 Năm 2008, các nông trường tại Việt Nam bắt đầu chuyển giao công nghệ từ Malaysia, và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên thời điểm này giá thành sản phẩm khá cao, chi phí chuyển giao lớn nên không áp dụng vào đại trà.

Để giảm chi phí người ta từng sử dụng khí etylen với độ tinh khiết thấp 60%, thẩm thấu vào cây để kích thích mủ. Khí etylen này được chiết xuất từ đất đèn với giá rẻ và lẫn nhiều tạp khí . Etylen chứa nhiều tạp khí gây độc cho cây.  Việc bơm quá nhiều khí với diện tích áp khí lớn, không thay đổi vị trí, lấy lượng mủ lớn liên tục thì chỉ sau 3 tháng cây sẽ bị ảnh hưởng, gây tình trạng giảm mủ hay gọi là khô cây. Vì vậy hình ảnh của ethylene trong thời gian đó rất tiêu cực.

Hiện nay ở Việt Nam những bộ áp khí gọn nhẹ, được sản xuất trong nước, chi phí thấp. Kết hợp với việc sử dụng khí etylen có độ tinh khiết cao 99,95%. Phương pháp sử dụng khí etylen trong lấy mủ cao su đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tăng năng suất mủ, giảm nhân công, kéo dài tuổi thọ cây.

Vietxuangas cung cấp khí Etylen 99,95% cũng như các sản phẩm khí đặc biệtkhí công nghiệp khác như: Khí HeliumKhí MetanKhí SF6khí Propane C3H8…Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Tư vấn kỹ thuật và bán hàng: Điện thoại/zalo 0902 336 426 – email  sales@kattashop.com

 

Hân hạnh được phục vụ.

Để lại một bình luận