Một số Thí nghiệm vui với Nitơ lỏng
Mục lục
Nitơ lỏng là một hóa chất rất độc đáo mà từ đó có thể làm được nhiều thí nghiệm thú vị. Đối với những người đam mê hóa học thì Ni tơ lỏng được xem là một trong những hóa chất thú vị nhất, với nhiều thí nghiệm độc đáo. Nhưng xin được dặn trước các bạn nhé. Nếu các bạn chưa am hiểu nhiều về Ni tơ lỏng thì đừng bắt chước những thí nghiệm này. Nó có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh đấy.
Đầu tiên là một thí nghiệm rất thú vị : Xem nitơ lỏng có thể phản ứng với xăng – một nhiên liệu rất gần gũi với chúng ta.
Nhỏ Ni tơ lỏng vào xăng
Ngay lập tức, chúng ta có thể thấy làn khói trắng bao phủ toàn bộ cốc xăng.
Tuy nhiên, hãy nhìn vào cách giọt Nitơ di chuyển. Tại sao lại kỳ lạ như vậy?
Sở dĩ có hiện tượng này là do một hiệu ứng mang tên “Hiệu ứng Leidenfrost” – Leidenfrost effect. Được nhà khoa học Johann Gottlob Leidenfrost tìm ra vào năm 1796.
So với nhiệt độ sôi, chất lỏng sẽ hóa hơi chậm hơn so với khi tiệm cận nhiệt. Theo đó, khi một chất lỏng tiếp xúc với bề mặt chất lỏng khác có nhiệt độ sôi cao hơn gấp nhiều lần. Nó sẽ hình thành một luồng khí phân tách giữa hai chất lỏng. Và điểm đặc biệt là dù nhiệt độ tiếp xúc cao hơn rất nhiều độ sôi của chất đó.
Khi Nitơ lỏng chạm phải miệng cốc, nó sẽ lại “sôi” thêm một lần nữa. Tạo thành lực đẩy theo một hướng khác. Cứ như vậy cho đến khi giọt Nitơ tan biến hoàn toàn.
Vậy trong trường hợp còn lại, chúng ta cho xăng vào nitơ lỏng thì điều gì sẽ xảy ra?
Xăng sẽ khiến một lượng không nhỏ Nitơ lỏng bốc hơi, tạo thành làn khói ngay trong miệng cốc. Tuy nhiên, do lượng xăng thấp hơn, nên nhiệt độ tạo ra là không đủ để làm bốc hơi toàn bộ Nitơ lỏng. Trái lại, chúng ta còn có một “cục xăng” do lúc này xăng đã bị hóa băng.
Nguyên nhân là vì khi hai vật có sự chênh lệch về nhiệt độ tiếp xúc, nhiệt độ sẽ chuyển từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật lạnh hơn, cho đến khi nhiệt lượng trở nên cân bằng. Trong trường hợp này, do lượng xăng quá nhỏ nên nhiệt độ cân bằng ở mức rất thấp, đủ để khiến “cục xăng” đóng băng.
Cùng đến một thí nghiệm thú vị khác đưa ni tơ lỏng vào một chai nhựa rồi… đóng chặt nắp. Sau đó đổ lên trên 1.500 trái bóng bàn.
Sau khoảng 10s, với tốc độ giãn nở nhanh như vậy, áp suất tạo ra sẽ rất lớn. Và chúng ta có thể thấy điều gì sẽ xảy ra nếu nitơ bị “nhốt” trong một không gian chật hẹp như vậy: cái chai phát nổ, và lực phát ra mạnh đến nỗi làm bắn tung 1.500 quả bóng bàn.
Về bản chất, đây là hiện tượng giãn nở khí nitơ. Nitrogen lỏng hóa khí và giãn nở với tốc độ rất nhanh – từ 1 đơn vị thể tích lên tới 694 đơn vị chỉ trong vài giây ở nhiệt độ phòng.
Bất ngờ với phản ứng khi đổ Nitơ lỏng vào trong quả bóng bay
Với nhiệt độ thấp, Nitơ lỏng sẽ bốc hơi ngay lập tức khi tiếp xúc với không khí có nhiệt độ bình thường. Đó là lý do trái bóng lớn dần lên và nổ tung.
Nhưng trái bóng không chỉ đơn giản là nổ. Do Nitơ lỏng có nhiệt độ quá thấp, những mảnh vỡ sẽ ngay lập tức co rút lại, trông như mấy con loăng quăng bò lổm ngổm trên đất vậy.
Đây là những phản ứng tương đối bất ngờ, vì quả bóng đáng ra phải đóng băng rồi nứt vỡ. Điều này giải thích rằng Nitơ lỏng chỉ có thể đóng băng khu vực cao su nó tiếp xúc, do đó không đủ để khiến toàn bộ trái bóng nứt ra.
Đó là một số thí nghiệm vui với Nitơ lỏng. Hi vọng các bạn hiểu thêm phần nào về loại khí hóa lỏng này. Và nếu như bạn có nhu cầu về Nitơ lỏng, đừng quên gọi cho chúng tôi Vietxuangas nhé:
Nhà cung cấp Ni tơ lỏng Vietxuangas
Vietxuangas chuyên cung cấp Nito lỏng cũng như các sản phẩm khí đặc biệt, khí công nghiệp khác như: Khí Helium, Khí Metan, Khí SF6, khí C3H8…
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:
Tư vấn kỹ thuật và bán hàng
Điện thoại/zalo 0902 336 426
Email sales@kattashop.com
Hân hạnh được phục vụ!